Dù đã tồn tại ở vùng Bắc Cực băng giá hàng vạn năm qua. Vậy nhưng thực tế khi nhắc đến kỳ lân biển (Narwhal), đa phần mọi người đều cảm thấy quá đỗi lạ lẫm. Và trong thời gian trở lại đây, giới nghiên cứu cũng mới có thêm nhiều cơ hội để tìm hiểu sâu về sinh vật đại dương cất giấu đầy rẫy điều huyền bí này. Sở hữu chiếc sừng dài, thẳng tắp, Narwhal hiện tại đang là một trong những loài động vật được săn lùng ráo riết bởi giới thượng lưu, chính thức gióng lên hồi chuông báo động đối với các cơ quan, ban ngành bảo vệ động vật toàn cầu. Theo chân xoverpad.com cùng tìm hiểu chi tiết về kỳ lân biển cũng như hàng loạt nguy cơ mà chúng đang phải đối mặt trong bài viết sau các bạn nhé!
Kỳ lân biển là loài duy nhất còn tồn tại của họ Monodontidae cùng với cá voi trắng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu. Nhiều bộ phim và tiểu thuyết thường nhắc tới một sinh vật huyền thoại được gọi là kỳ lân. Trong thực tế, cũng có một sinh vật sở hữu chiếc sừng dài trên đầu. Đó chính là loài kỳ lân biển. Chúng có tên tiếng Anh là Narwhal.
Cùng với cá voi trắng, Narwhal là loài duy nhất còn tồn tại của họ Monodontidae. Tuy nhiên, cá voi trắng không có chiếc sừng như chúng. Narwhal sinh sống ở vùng Bắc Cực lạnh giá. Đây là nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Với hàng loạt những lớp băng dày đặc trong 06 tháng mùa đông.
Nguồn gốc thực sự của chiếc sừng dài, thẳng mọc trên đầu kỳ lân biển
Điều khiến kỳ lân biển được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài, thẳng độc nhất vô nhị. Thực chất đây không phải sừng. Mà là một chiếc răng nanh phát triển từ hàm trái phía trên của con vật. Chiếc ngà này thường dài từ 02 mét đến 03 mét, nặng hơn 10kg. Và chỉ những con Narwhal đực mới có.
Chiếc răng nanh mọc theo hình xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn nó giống sừng kỳ lân trong truyền thuyết. Một số con Narwhal còn mọc cả một cặp sừng do răng nanh bên phải cũng phát triển dài ra. Tuy nhiên răng bên phải thường ngắn hơn bên trái. Và trường hợp này cũng cực kỳ hiếm.
Những giả thuyết xoay quanh công dụng của chiếc sừng trên đầu kỳ lân biển

Chiếc ngà của kỳ lân biển không có vai trò quá lớn trong đời sống. Con cái không có răng dài vẫn sống lâu như con đực. Nhiều giả thuyết khác đặt ra về công dụng của nó. Ví dụ như phá băng, cảm nhận nhiệt độ, điều hướng hay dùng để săn mồi,… Tuy nhiên, những giả thuyết này vẫn chưa thực sự được chứng minh.
Theo Earthsky, nó đơn giản chỉ là đặc điểm giới tính. Giống bờm của sư tử hay đuôi của chim công đực. Narwhal dùng chiếc răng dài để xác định thứ bậc. Đồng thời là để tranh giành con cái. Dù vậy, các nhà khoa học chưa đưa ra được tài liệu cụ thể về điều này.
Vào thời trung cổ, người ta tin rằng cắt sừng của Narwhal mài thành bột có thể chữa được bách bệnh. Không chỉ thế, sừng của Narwhal cũng được sử dụng trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. Ngai vàng của vua Đan Mạch những năm 1600 cũng được trang trí bằng răng của Narwhal.
Những nguy cơ của việc săn lùng kỳ lân biển lấy sừng có thể xảy ra
Ngày nay, vẻ đẹp và sự hiếm có của chúng vẫn khiến giới siêu giàu săn tìm bằng được. Ước tính giá của những chiếc ngà Narwhal từ 4.000 USD đến 15.700 USD. Và chúng thường được so sánh quý hơn vàng. Nữ hoàng Anh Elizabeth I (1533 – 1603) từng trả mức giá tương đương một tòa lâu đài. Mục đích chỉ để sở hữu ngà Narwhal quý hiếm.
Vì vậy, để kiếm lợi con người đã truy lùng, săn bắt Narwhal rất nhiều. Bên cạnh đó, loài vật này đang chịu ảnh hưởng từ sự nóng lên toàn cầu. Theo các nhà khoa học, năm 2008, ước tính có 1.945 Narwhal trong khu vực. Thế nhưng đến năm 2017, con số này chỉ còn 246. Điều này tác động mạnh đến số lượng kỳ lân biển trên toàn cầu. Đồng thời khiến cho loài sinh vật này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần.