Khi phá dở một ngôi nhà cao tầng nào đó, việc ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn là không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, khi trí tuệ con người ngày càng phát triển thì nhiều công nghệ mới được ra đời, điển hình là công nghệ phá dở. Với công nghệ này, dù có phá dỡ tòa nhà cao chọc trời thì cũng sẽ không phát ra âm thanh hay khói bụi gây ô nhiễm môi trường. Không những thế, phương pháp này còn ít làm tổn hại đến những công trình xung quanh. Đây là một công nghệ thật sự phù hợp cho những thành phố có những tòa nhà cao tầng san sát nhau. Cùng tìm hiểu về công nghệ mới này nhé!
Công nghệ phá dỡ đến từ Nhật cực đỉnh
Toà nhà được phá huỷ trong âm thầm. Nhìn ngoài không ai nhận ra, song bên trong có máy móc và các kỹ sư làm việc để loại bỏ từng cột, kèo và mặt sàn mỗi tầng. Mới đây, cư dân mạng ở Việt Nam xôn xao về clip ghi lại cảnh phá bỏ một tòa nhà ở Nhật bản.
Tuy nhiên, quá trình phá dỡ này không bốc lên từng cột khói bụi giữa phố. Thậm chí còn không gây nên tiếng động do thuốc nổ. Cách thức sử dụng cần cẩu ở đây khác biệt ở chỗ: Hệ thống cần cẩu tạo ra điện năng từ chuyển động của nó. Và điện năng từ đây có thể được sử dụng để chạy các thiết bị khác sử dụng trong việc phá dỡ
Thực tế việc phá dỡ này đã xảy ra cách đây nhiều năm. Song vẫn gây ấn tượng mạnh về kỹ thuật phá dỡ đặc biệt với cư dân mạng. Công trình được phá dỡ là khách sạn Grand Prince Hotel Akasaka. Tòa nhà này cao 139m nằm ở thủ đô Tokyo.
Quy trình phá dỡ không gây tiếng ồn, khói bụi
Từ năm 2012, Công ty Taisei đã phá dỡ tòa nhà bằng cách dùng hệ thống tái tạo sinh thái Tecorep. Phương pháp được thiết kế để hạ các tòa nhà cao hơn 100m một cách an toàn. Hoạt động bằng cách đưa cần trục vào bên trong để tháo dỡ từng tầng. Ý tưởng này nhằm tạo ra công nghệ xây dựng xanh. Còn giảm bớt nhu cầu năng lượng trong hoạt động của ngành Xây dựng. Theo Hideki Ichihara – người đứng đầu của phát triển công nghệ xanh của Taisei cho biết, công nghệ này có thể giảm được lượng khí thải carbon tới 85%. Đồng thời giảm ô nhiễm tiếng ồn và nồng độ bụi đến 90%.
Các cột chống được sử dụng để chống đỡ mái nhà, dần dần được hạ xuống trông như một toà nhà được xây dựng theo chiều ngược từ trên xuống. Đầu tiên hệ thống gian giáo được lắp bên ngoài để lắp các tấm cách âm, tránh gây ồn ào. Tấm che được đặt trên đỉnh của toà nhà ngăn bụi thoát ra ngoài. Bước đầu tiên là loại bỏ nội thất từ tháng 6/2012. Sau đó giàn giáo được nâng lên vào tháng 8/2012.
Hệ thống phá dỡ này được ủng hộ vì thân thiện với môi trường
Hệ thống máy móc đặt trên tầng cao nhất có thể phá huỷ, cột kèo, nền nhà. Sau đó, các thiết bị sẽ kéo phần nền nhà và toàn bộ các mảnh vỡ xuống một bậc. Ưu điểm của kỹ thuật này vượt hẳn lên so với tính an toàn và thẩm mỹ. Kỹ thuật Tecorep giảm tiếng ồn từ 17-23 decibel so với các vụ phá dỡ khác. Nó giảm lượng bụi đến 90% và được cho là thân thiện với môi trường hơn.
Khách sạn này là biểu tượng của kinh tế bong bóng trước đây của Nhật Bản. Hồi cuối những năm 1980, khách sạn luôn lấp đầy hơn 90% phòng. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của các chuỗi khách sạn hạng sang do nước ngoài sở hữu đã tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt. Nhất là trong việc thu hút khách đến khách sạn. Mặc dù, hồi năm 2001, khách sạn trải qua quá trình cải tạo. Nhưng doanh thu trung bình mỗi phòng mang về khi chưa phá dỡ chỉ bằng 1/2 so với thời kỳ kinh tế bong bóng.