Ai cũng biết cột sống là bộ phận quan trọng vì nó là trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Để bảo vệ cột sống khỏe mạnh, ngoài việc tập thể dục, mỗi chúng ta cũng có thể thực hiện một số việc rất đơn giản. Bài tập này rất thích hợp để tăng sức bền cho cơ bụng. Giống như một cây cầu, nó thúc đẩy sự linh hoạt của cột sống. Cột sống có vai trò rất quan trọng trong quá trình vận động của cơ thể. Tập thể dục thường xuyên và khoa học hợp lý sẽ giúp bạn có một cột sống khỏe mạnh. Sau đây là các bài tập giúp phòng tránh bệnh vôi hóa khớp đốt sống.
Tổng quan về cấu trúc của cột sống

Cột sống là một tập hợp gồm 33 – 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và cơ.
Cột sống bao gồm 5 đoạn:
+ 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7.
+ 12 đốt sống ngực từ D1 đến D12.
+ 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5.
+ 5 đốt xương cùng từ S1 đến S5.
+ Các đốt xương cụt (xương cụt)
Vai trò của cột sống
+ Là trụ cột duy nhất của cơ thể
+ Là cơ quan chứa đựng thần kinh, nối liền và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh…
+ Hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng.
+ Nhờ cột sống con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt, hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí…
Khi cột sống bị suy yếu sẽ gây trở ngại cho toàn bộ hệ thống thần kinh, dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe như đau lưng, đau cơ, tê liệt toàn thân…
Các bài tập luyện cho sức khoẻ đột sống cổ
Bài tập bắc cầu
1. Bạn nằm ngửa với đầu gối co lại và bàn chân đặt trên sàn nhà, cách hông khoảng 1 foot (khoảng 33 cm). Nếu bạn không có thảm, hãy nằm trên một tấm chiếu.
2. Thu khung xương chậu của bạn về phía dưới để lưng dưới ép xuống sàn nhà. Bắt đầu từ đốt xương cụt, nâng từng đốt sống lên khỏi sàn nhà một cách từ từ, cho đến khi bạn đang đạt đến vị trí bắc cầu. Dừng lại khi hông của bạn đã được nâng lên và thẳng hàng với vai và đầu gối trên một đường chéo.
3. Giữ ở vị trí này và sau đó hạ cột sống trở lại sàn nhà.
4. Thực hiện động tác từ 5 đến 10 lần.
Để động tác này có được hiệu quả tốt nhất, hãy thực hiện nó một cách từ từ. Hãy tưởng tượng cột sống là một chuỗi ngọc trai và bạn đang cố gắng để nâng từng hạt, từng hạt ngọc trai lên một. Và làm tương tự như vậy khi bạn hạ thấp xuống.
Điều này đặc biệt tốt cho sự linh hoạt của của cột sống. Khi có tuổi, xương sống của chúng ta bắt đầu nối lại với nhau trong các phần khác nhau. Đây là một động tác tốt để ngăn ngừa sự vôi hóa đốt sống. Nó cũng rất tốt cho việc làm cho hông và gân kheo trở nên khỏe mạnh.
Bài tập xoay cột sống

Xoay cột sống tăng cường cho cơ dưới lưng và cơ chéo bụng.
1. Bạn ngồi với hai chân duỗi thẳng ra trước mặt. Nếu điều này gây khó chịu đối với lưng dưới, hãy đặt một chiếc khăn hoặc gối ở bên dưới, hoặc làm bài tập này với hai chân bắt chéo.
2. Mở rộng cánh tay sang ngang theo một đường thẳng bằng với hai vai.
3. Kéo cơ bụng dưới trước khi bạn bắt đầu để cho lưng chịu sự chống đỡ và tăng thêm sức mạnh.
4. Xoay về bên phải và sau đó quay lại trung tâm. Xoay về phía bên trái và sau đó quay lại để trung tâm một lần nữa.
5. Lặp lại động tác 5 lần cho mỗi bên.
Động tác này tập trung vào xoay và làm cho cơ lưng dưới và cơ chéo bụng của bạn được tăng cường.
Động tácchạ xuống, kéo lên
Gập người lên xuống giúp cột sống khỏe mạnh hơn, và cũng như động tác bắc cầu, nó giúp cột sống linh hoạt hơn.
1. Ngồi cao, hai chân duỗi thẳng trước mặt. Đặt tay ra phía trước, song song với đôi chân.
2. Gài hông khi bạn bắt đầu cuộn cơ thể hạ xuống sàn nhà. Hạ xuống một cách hoàn toàn. Cánh tay của bạn hướng ra phía sau và cao hơn đầu.
3. Hướng tay lên và bắt đầu kéo cơ thể trở lại, thực hiện toàn bộ động tác cho đến khi bạn ngồi thẳng. Nếu gặp khó khăn khi kéo cơ thể trở lại, hãy nhấn tay vào sàn nhà để lên được.
4. Điều quan trọng là không được sử xung lực (đà) mà phải sử dụng sức mạnh của bụng để thực hiện. Bàn chân nên tiếp xúc với sàn nhà trong toàn bộ thời gian.
5. Nghiêng về phía trước đôi chân để kéo căng gân kheo.
6. Lặp lại động tác sáu lần.
Đọc các bài viết khác trên trang xoverpad.com